Từ lâu, ưu điểm công nghệ sấy nông sản đã được chứng minh là vượt trội hơn hẳn so với phương pháp phơi truyền thống. Vậy sấy có làm chết mầm hạt hay làm giảm chất lượng sản phẩm sau khi sấy không? Hãy cùng SUNSAY tìm hiểu để giải đáp các thắc mắc này và khám phá những lợi ích đáng kinh ngạc của công nghệ sấy nông sản!
MỤC LỤC
Ưu điểm của sấy công nghệ sấy nông sản lên những loại hạt
Sấy là một phương pháp được sử dụng phổ biến để bảo quản nông sản. Nhờ công nghệ sấy nông sản, các loại hạt như đậu, lạc, hạt điều, hạt dẻ,..được bảo quản trong thời gian dài mà không lo bị hư hỏng hay mất chất dinh dưỡng.
Một trong những ưu điểm công nghệ sấy nông sản là nó giúp giảm thiểu sự phát triển của vi khuẩn và nấm mốc trên bề mặt sản phẩm. Khi lưu trữ trong môi trường ẩm ướt, các loại hạt sẽ bị mốc phát triển, làm cho chất lượng sản phẩm bị suy giảm và đôi khi gây ra nguy hiểm cho sức khỏe người tiêu dùng. Tuy nhiên, sấy khô sẽ loại bỏ hầu hết nước và làm cho vi khuẩn và nấm mốc khó có thể phát triển, giúp cho các sản phẩm được bảo quản lâu hơn và không phải lo ngại về vấn đề an toàn thực phẩm.
Công nghệ sấy còn giúp cho việc bảo quản các loại hạt trở nên đơn giản hơn. Nó giúp giảm thiểu khoảng cách giữa các sản phẩm, do đó, không cần quá nhiều không gian để lưu trữ. Bạn có thể lưu trữ các sản phẩm ở nhiều địa điểm khác nhau, điều này giúp cho việc quản lý kho hàng dễ dàng hơn và tiết kiệm chi phí lưu trữ.
Không chỉ vậy, công nghệ sấy nông sản còn giúp giữ nguyên chất lượng sản phẩm và giá trị dinh dưỡng của nó. Khi phơi khô, các loại hạt có thể mất đi một số chất dinh dưỡng do ảnh hưởng của ánh nắng mặt trời và môi trường bên ngoài. Nhưng với công nghệ sấy, sự bảo quản được thực hiện trong điều kiện khô ráo, ở nhiệt độ thích hợp và áp suất được kiểm soát, giúp cho các chất dinh dưỡng của sản phẩm được giữ nguyên.
Các yếu tố hạt ảnh hưởng đến quả trình sấy
Chất lượng hạt:
- Yếu tố “nội tại”, tức là chính các tác vụ của khâu này
- Yếu tố “thừa hưởng” tức là kết quả của các khâu trước.
Như vậy, trong việc sản xuất hạt, sấy tiếp nhận các thuộc tính chất lượng của các công đoạn trước đó như độ dài hạt, màu sắc hạt, độ nứt hạt do máy thu hoạch…(Hình 1) và “gia công” tạo các thuộc tính CL truyền cho các công đoạn tiếp theo như bảo quản chế biến… Những yêu cầu của khâu sấy và các khâu tiếp theo là các chỉ tiêu chất lượng cần đạt được.
Các chỉ tiêu chất lượng hạt:
- Với sấy lúa các chỉ tiêu chất lượng hạt bao gồm:
- Ẩm độ hạt và độ đồng đều ẩm độ
- Tỷ lệ gạo nguyên
- Độ biến màu (ẩm vàng, khác màu..)
- Độ nhiễm sâu bọ
- Độ nhiễm tạp chất
Với hạt giống, độ nảy mầm là yêu cầu số một. Dĩ nhiên, hạt giống cũng không được nhiễm sâu bọ, tạp chất, hạt cỏ…
Một số sản phẩm khác!
Các liên hệ giữa chất lượng và quá trình sấy nông sản :
Ẩm độ hạt và thời gian bảo quản: Để nấm mốc không phát triển và có thể bảo quản hạt trong thời gian dài (hơn 1 năm), thì ẩm độ cho phép tối đa thay đổi tùy theo loại hạt. Ẩm độ càng cao thời gian bảo quản càng ngắn
Ẩm độ hạt và tỷ lệ gạo nguyên: Khi xay 100 kg lúa sạch (đã loại bỏ tạp chất), sản phẩm thu nhận được có thể khái quát như hình 2.
- Gạo nguyên được định nghĩa là hạt có chiều dài hơn 75% chiều dài hạt nguyên thủy. Ngắn hơn thì gọi là tấm.
- Tỷ lệ gạo nguyên sau xay xát tùy thuộc nhiều điều kiện trước thu hoạch (giống,ẩm độ khi thu hoạch), và cũng tùy thuộc nhiều yếu tố sau thu hoạch như: ẩm độ khi xay xát, độ không đồng đều ẩm độ, loại và cách điều chỉnh máy xay… Nói chung, khi ẩm độ hạt càng cao hơn 15% thì tỷ lệ hạt nguyên càng giảm.
- Tỷ lệ gạo nguyên có ý nghĩa kinh tế, vì giá của 1 kg tấm luôn luôn thấp hơn giá gạo nguyên. Ở Mỹ, giá tấm thường bằng ½ giá gạo nguyên; còn ở Việt Nam thường giá tấm bằng khoảng 2/3 giá “gạo 5” (gạo chứa 5% tấm).
Độ không đồng đều ẩm độ hạt và tỷ lệ gạo nguyên: Lô hạt càng không đồng đều về ẩm độ thì khi xay xát càng gãy vỡ nhiều. Lý do là máy xay nếu được điều chỉnh phù hợp với một ẩm độ nào đó để có gạo nguyên tối đa, thì không phù hợp với các mức ẩm độ khác.
Nhiệt độ sấy và tỷ lệ gạo nguyên:
- Thực tế, đối với quá trình sấy nông sản, không phải nhiệt độ không khí trực tiếp tác động đến chất lượng của hạt, mà chính là nhiệt độ của hạt sau khi tiếp xúc với không khí sấy trong một khoảng thời gian nhất định.
- Ví dụ như ta có thể nhúng ngón tay vào nước sôi trong vòng 1/2 giây mà không sao, nhưng nếu tiếp tục nhúng trong vài giây thì chắc chắn sẽ bị bỏng. Theo nghiên cứu, nếu nhiệt độ của hạt vượt quá 45 độ C trong một giờ, độ bền của hạt sẽ giảm đáng kể.
- Do đó, để giảm thiểu tình trạng gãy nát của hạt, quan trọng nhất là không để nhiệt độ không khí sấy vượt quá 45 độ C trong quá trình sấy bằng máy sấy tĩnh. Tuy nhiên, nếu so sánh tỷ lệ gạo nguyên chất thu được, thì việc sấy sẽ tốt hơn phơi nắng trên sân xi măng. Bởi khi phơi nắng, nhiệt độ của sân phơi có thể đạt tới 55-60 độ C, thậm chí cao hơn nữa.
- Nếu hạt bị gãy nát hơn khi sấy so với phơi nắng, thì cần xem xét lại quy trình sấy và sử dụng máy sấy theo đúng hướng dẫn để đảm bảo chất lượng nông sản được bảo tồn tốt nhất.
Nhiệt độ sấy liên hệ đến tốc độ giảm ẩm
Với máy sấy tĩnh, vì không có thời gian ủ, nên phải giới hạn tốc độ giảm ẩm, hạ không quá 2%/giờ. Dù vậy sau khi sấy, cũng phải đợi qua ngày sau mới nên xay xát, để ẩm độ phân bố đều lại trong hạt.
Nhiệt độ sấy và tỷ lệ nảy mầm:
Ẩm vàng và thời gian trước khi vào máy sấy lúa
- Cụm từ “ẩm vàng” cho thấy mối liên hệ giữa hạt gạo ẩm và màu vàng. Có thể có sự khác nhau trong các báo cáo nghiên cứu về các loại nấm mốc và enzym gây ra màu vàng trên hạt gạo, nhưng chắc chắn rằng yếu tố chính gây ra màu vàng là sự chậm phơi sấy, khiến hạt lúa trở nên ẩm. Nếu phơi sấy chậm, màu vàng càng nhanh xuất hiện.
- Ở các nước tiên tiến, màu vàng không phổ biến bởi vì từ khi thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp đến khi hạt vào máy sấy chỉ mất vài giờ. Tuy nhiên, ở Việt Nam, việc thu hoạch thủ công và thiếu máy đập lúa có thể làm cho quá trình phơi sấy kéo dài. Do đó, cần có ý thức về vấn đề này và cố gắng để giảm thời gian phơi sấy xuống dưới 20 giờ.
- Nguyên nhân thứ hai gây ra màu vàng là độ ẩm cao khi bảo quản. Nếu bảo quản lúa với độ ẩm cao hơn 14%, nấm mốc sẽ phát triển và gạo sẽ biến màu vàng nhanh chóng.
- Với bắp, độ nhiễm aflatoxin liên quan đến thời gian từ khi thu hoạch đến khi sấy. Nếu bắp ẩm không được sấy trong vòng 48 giờ sau khi thu hoạch, độ nhiễm aflatoxin sẽ tăng cao. Khi độ ẩm giảm xuống dưới 18%, sự phát triển của loài nấm mốc sản xuất aflatoxin cũng chậm lại, và ở độ ẩm 14%, loài nấm này sẽ không phát triển được.
- Sấy nông sản không thể cứu vãn được hạt sắp hư! Nếu đống lúa đã bốc nóng và sắp nảy mầm, sấy chỉ giúp tránh phải đổ bỏ chúng. Trong trường hợp này, chất lượng của hạt sấy không thể so sánh với hạt phơi nắng thông thường. Sấy bằng máy yêu cầu sự quyết tâm và hoạch định trước, không phải chỉ đợi đến khi trời mưa liên miên mới suy nghĩ đến việc sử dụng máy sấy.
Cách thức đặt mua máy sấy SUNSAY
Ngoài các dòng máy sấy vĩ ngang SUNSAY Việt Nam còn cung cấp các dòng máy sấy khác như: máy sấy nhiệt, máy sấy lúa, máy sấy thăng hoa, …. Hãy liên hệ ngay số Hotline (Zalo): 0935.995.035 hoặc qua số tổng đài: 0941.108.888 hoặc để lại thông tin theo mẫu Form chúng tôi sẽ liện hệ lại ngay.